top of page
Ảnh của tác giảMẹo Thanh Nhạc - Anh Bảo

TẠI SAO GIỌNG HÁT CỦA BẠN BỊ VỠ (OÉT) VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.

Đã cập nhật: 4 thg 11, 2023

Cách TỐT NHẤT để ngăn giọng hát của bạn không bị vỡ (oét) là học cách PHA TRỘN (MIXVOICE) GIỌNG HÁT CỦA BẠN.

Điều trên thật là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mọi ca sĩ. Hãy tưởng tượng bạn đang biểu diễn trước một đám đông và ngay ở đoạn cao trào của bài hát, nốt ăn tiền nằm trong đoạn điệp khúc? Và… giọng của bạn - OÉTTTTT! Sự thật, đây là sự đau khổ và bức bối rất phổ biến hầu hết đối với các ca sĩ. Vỡ (oét) thật đáng sợ. Khi đó phần giọng của bạn bị nứt / lật / chuyển cở chế thành một âm thanh mỏng và yếu khủng khiếp. Phần giọng mà bạn bị mất kết nối với giọng thật. Nhiều ca sĩ không nhận ra rằng có những lỗi kỹ thuật phổ biến mà hầu như ca sĩ nào cũng mắc phải khiến giọng hát bị đứt / lật đột ngột. Khi hiểu được những sai lầm này, đó là bước rất quan trọng đầu tiên để khắc phục sự cố. Bạn có muốn tự tin khi biết rằng mỗi khi đứng lên biểu diễn bạn sẽ hít những nốt cao ăn tiền và khiến khán giả của bạn phải trầm trồ không? Sự tự tin này đến từ việc bạn biết mình đang mắc lỗi nào và sau đó sử dụng các chiến thuật chính xác để sửa chữa chúng. Dưới đây là những gì mình đã tìm thấy trong kinh nghiệm của mình với tư cách là một Ca sĩ đang cố gắng khắc phục khuyết điểm giọng hát của mình và với tư cách là Huấn luyện viên/Giảng viên thanh nhạc đã giúp vô số người khác khắc phục lỗi của họ, 4 lỗi hàng đầu khiến ca sĩ bị lật/nứt và một số chiến thuật đơn giản để khắc phục chúng.


Sai lầm # 1: Kéo giọng ngực lên quá cao. Hầu hết các ca sĩ, đặc biệt là những người không được đào tạo ca hát chính thức, khi tiếp cận các nốt cao họ sẽ cố gắng đẩy giọng ngực của họ lên cao hơn và vượt quá phạm vi quãng giọng của họ. Điều này sẽ gây ra sự dày lên của các dây thanh âm, liên tục làm tăng thêm áp lực/lực nén . Một khi áp lực/lực nén quá lớn, giọng hát sẽ 'BÙMMMM' rồi đứt quãng khiến dây thanh giảm lực nén đột ngột so với các nốt trung và thấp, tạo nên một âm thanh mỏng đột ngột, do đó âm thanh yếu bỗng nhiên yếu ớt đi.

Mẹo là : Bất cứ khi nào bạn bắt đầu cảm thấy mình đang căng thẳng và nổ lực khi hát những nốt cao hơn, hãy DỪNG lại. Thay vào đó, hãy để giọng của bạn đi đến nơi mà nó muốn xãy ra một cách tự nhiên (lật/vỡ/chuyển sang giọng giả) ngay cả khi bạn cảm thấy có vẻ giọng của mình sẽ quá yếu lúc đó. Thực hiện điều trên có nghĩa là bạn đang cho phép những gì bạn cho là phần yếu nhất trong giọng hát được củng cố, tăng cường mà không gây thêm thắt chặt và khép cổ họng của bạn. Hãy nhớ rằng căng thẳng và nổ lực khó khăn sẽ không bao giờ giúp bạn hát.


Sai lầm # 2: Không thống nhất về màu sắc giọng. Sai lầm thứ hai liên quan đến sự cộng hưởng. Hầu hết các ca sĩ sẽ nghe như bị vỡ tiếng đột ngột vì hát càng cao họ càng bị thay đổi màu sắc giọng do không giữ sự thống nhất về màu sắc liên tục của Twang/Pharyngeal/Nasal resonance nơi mà giọng hát cảm giác được đặt cao hơn trên phần mặt nạ (sau mũi). Kết quả là càng hát cao họ càng mất dần độ sáng cần thiết của Twang/Pharyngeal/Nasal resonance, âm thanh càng cao càng bị thu vào họng và không đưa về phía trước như bình thường mà bị mắc kẹt trong cổ họng. Điều này khiến giọng hát không đồng đều màu âm, giọng bị thay đổi âm sắc lộn xộn và bị rạn nứt nghiêm trọng vì một lần nữa căng thẳng lại hình thành do âm thanh hút vào cổ họng gây căng gốc lưỡi, khiến co thắt và hạn chế giọng hát, cộng hưởng di chuyển tự do dẫn đết ngắt đoạn (oét/lật) giọng.

Mẹo là: Thay vì dựa vào các cơ nhỏ trong cổ họng và gây áp lực lên chúng - hãy luyện tập tìm, sử dụng cơ chế Twang/Pharyngeal/Nasal resonance ( nơi âm thanh được đặt phía trước phần mặt nạ chung quanh mũi, má,mắt và trán) giữ nó tồn tại xuyên suốt trong quãng giọng từ thấp-trung-cao. Ngoài ra luyện tập hát với sự hỗ trợ từ phần thấp trong cơ thể cũng giúp giảm việc làm dụng thắt chặt côt họng khi hát. Tập thở sâu để thấy chúng quanh bụng căng lên như một quả bóng và sự giãn nở của xương sườn khi hít vào. Điều này sẽ cung cấp hơi thở đầy đủ giúp giải phóng cổ họng của bạn và cho phép giọng của bạn di chuyển tự do giữa các thanh ghi.


Sai lầm thứ 3: Hát quá nặng ở quãng trung trầm. Một thói quen và cũng như là sở thích phổ biến mà các giảng viên cổ điển cũng như các ca sĩ hiện giờ là cố gằng hoặc hát thật to, thật nặng ở âm khu trung của quãng giọng vì họ nghĩ rằng sẽ giúp cho nốt cao khỏe hơn - HỌ LÀM ĐIỀU NÀY LIÊN TỤC TỪ NHỮNG NỐT THẤP ĐẾN NỐT TRUNG! Làm điều đó họ đã vô tình càng tạo ra một khoảng cách lớn hơn nữa giữa các nốt trầm, trung với các nốt cao, khiến âm thanh và khu vực bị lật/nứt/oét càng trở nên rõ rệt. Mẹo: Vì những nốt ở âm khu trung là nơi sự GIAO THOA xãy ra giữa hai cơ chế nặng và nhẹ nên muốn hòa trộn và tránh xãy ra xung đột gây nứt/oét thì hãy học cách hát nhẹ hơn ở âm khung trung, điều này giúp cho dây thanh âm dễ dàng chuyển đổi và phối hợp nhịp nhàng giữa hai âm khu vốn dĩ khác biết. Quá trình chuyển đổi càng trơn tru mượt mà thì những âm thanh nứt/oét sẽ biến mất.


Sai lầm thứ 4: Hát quá nhẹ và khò khè, hụt hơi ở quãng cao. Vấn đề ngược lại với những lỗi ở trên là ca sĩ hát quá nhẹ và hụt hơi ở quãng cao. Thay vì hát với âm thanh vang sáng thì các bạn nữ thường được các giáo viên cổ điển hướng dẫn hát/lật sang âm thanh quá nhẹ ở âm khu cao, làm mất dần lực nén của dây thanh âm ở những nốt cao khiến nó trở thành một giọng giả thanh không được hỗ trợ vững vàng từ cơ thể từ dó hơi thở bắt đầu khò khè qua dây thanh, giọng trở nên mọng yếu vì mất lực nén theo thời gian. Tất nhiên, như thế sẽ càng làm nổi bật phần vỡ/oét giọng hơn vì có quá nhiều sự khác biệt trong âm thanh so với nốt ngực vang rền chắc nịch của bạn. Mẹo là: Học, tìm người hướng dẫn đễ tăng cường giọng óc của bạn và tìm cách tiếp cận, phát triển âm thanh vang như tiếng chuông ở các quãng cao.


Tới đây Bảo sẽ có những video giúp các bạn khắc phục 4 lỗi trên, đừng quên theo dõi Bảo tại Fanpage và cũng như kênh Youtube : Anh Bảo Mẹo Thanh Nhạc.


4.993 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page